Dấu chấm dôi
Dấu chấm dôi

Dấu chấm dôi

Dấu chấm dôi là một ký hiệu trong hệ thống ký hiệu nhạc phương Tây, có hình dạng là một dấu chấm nhỏ và được viết ngay bên phải thân nốt nhạc. Trong nhạc lý hiện đại, dấu này có tác dụng kéo dài trường độ của một nốt nhạc thêm 1/2 trường độ gốc của nốt đó, tương đương việc dùng dấu nối để nối nốt nhạc đó với một nốt nhạc khác cùng cao độ nhưng có trường độ bằng 1/2 nốt nhạc đó.[1] Nói tổng quát, trường độ của bất kỳ nốt nhạc a nếu gắn thêm n dấu chấm dôi sẽ có giá trị là a n = a ( 1 + 1 2 + 1 4 + ⋯ + 1 2 n ) = a ( 2 − 1 2 n ) {\displaystyle a_{n}=a\left(1+{\tfrac {1}{2}}+{\tfrac {1}{4}}+\cdots +{\tfrac {1}{2^{n}}}\right)=a(2-{\frac {1}{2^{n}}})} . Thông thường người soạn nhạc chỉ dùng tối đa là ba dấu chấm dôi cho một nốt nhạc, nhưng theo lý thuyết thì được phép nhiều hơn thế;[2] hiện mới chỉ ghi nhận trường hợp dùng bốn dấu chấm dôi cho một nốt nhạc.[3]